Giải pháp bảo mật cho dữ liệu của doanh nghiệp
Ngày 6.3, UBND H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp điều tra làm rõ vụ 174 cây thông 3 lá hàng chục năm tuổi tại Tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, H.Bảo Lâm) bị đầu độc bằng hóa chất đang chết khô.Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm cho biết đã phối hợp với các cơ quan chức năng, khám nghiệm hiện trường vụ việc. Rừng thông 3 lá bị khoan lỗ, đổ hóa chất đầu độc chết khô thuộc lâm phần quản lý, bảo vệ của Công ty CP Hà Phong (đóng tại thôn 13, xã Lộc Ngãi), sát cạnh vườn cà phê xanh tốt của người dân.Thống kê có tổng cộng 174 cây thông 3 lá trên diện tích khoảng 2 ha bị "lâm tặc" đầu độc chết khô không thể cứu chữa; khối lượng gỗ bị thiệt hại ước tính 291 m3. Cơ quan kiểm lâm nhận định vụ đầu độc hàng trăm cây thông 3 lá là để chiếm đất trồng cà phê. Tại hiện trường, có phần diện tích rừng thông bị đầu độc đã được trồng xen cây cà phê.Cũng theo Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm, vụ đầu độc rừng thông này được cơ quan chức năng phát hiện vào ngày 14.2. Qua điều tra bước đầu, các đối tượng "lâm tặc" lợi dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong khoảng thời gian từ 26 đến 28 Tết để khoan lỗ đầu độc rừng thông. Sau khi phát hiện, Hạt Kiểm lâm và Công ty CP Hà Phong triển khai các biện giải độc để cứu chữa rừng thông nhưng bất thành.Sau khi nắm được vụ việc, UBND H.Bảo Lâm giao các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với UBND xã Lộc Ngãi, Công an xã và Công ty CP Hà Phong khẩn trương điều tra, xác định thủ phạm vụ phá rừng. Yêu cầu UBND xã Lộc Ngãi và Công ty CP Hà Phong hoàn thiện báo cáo xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ đầu độc rừng thông.Ra mắt siêu phẩm 'Heir of Light: Eclipse' mang phong cách Gothic độc đáo
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên.
Huawei Watch Ultimate sắp mở bán tại Việt Nam
Ngoài ra, bắt đầu từ mùa giải 2022 được tổ chức vào ngày 16.10, VPHM chính thức được công nhận là giải chạy xác nhận điều kiện để các vận động viên giành quyền đăng ký tham gia Giải vô địch thế giới theo độ tuổi của Abbott World Marathon Majors - tổ chức quốc tế sở hữu hệ thống 6 giải chạy marathon danh giá nhất hành tinh (Six Majors), bao gồm New York Marathon, Chicago Marathon, London Marathon, Boston Marathon, Tokyo Marathon và Berlin Marathon.
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.
Không khí ngầu đục tại TP.HCM: Sương mù hay ô nhiễm?
Ngày 6.1, bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (gọi tắt là trung tâm), cho biết kết quả khảo sát của đơn vị tại 3.072 doanh nghiệp với 28.525 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người lao động) cho thấy nhu cầu nhân lực trước Tết Nguyên đán năm 2025 tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ với 19.211 vị trí (chiếm 67,35%); tiếp đến là khu vực công nghiệp - xây dựng với 9.263 vị trí (32,47%); khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 51 vị trí (0,18%).Cụ thể, nhu cầu nhân lực chủ yếu tập trung ở các ngành kinh tế như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các loại xe có động cơ; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; thông tin và truyền thông; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; kinh doanh bất động sản; xây dựng; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; vận tải và kho bãi.Trong đó, nhu cầu nhân lực của TP.HCM chủ yếu ở 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ (21.236 vị trí, chiếm 74,44% tổng nhu cầu nhân lực).Về nhóm ngành, nghề và các vị trí việc làm, nhu cầu nhân lực trước tết chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như kinh doanh thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; tư vấn, nghiên cứu khoa học và phát triển; kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng; dệt may, giày da; quản lý tài sản, bất động sản; marketing; công nghệ thông tin; cơ khí - tự động hóa.Đặc biệt, theo trung tâm, các vị trí thời vụ và bán thời gian đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp tết, như nhân viên kinh doanh, hỗ trợ bán hàng, phục vụ tại nhà hàng, quán ăn, tạp vụ, an ninh bảo vệ, đóng gói, giao hàng, nghiên cứu thị trường, kỹ thuật viên công trình xây dựng, công nhân may mặc có tay nghề, kinh doanh bất động sản, nhân viên kinh doanh bảo hiểm, chuyên viên marketing, nhân viên cơ khí lắp ráp máy, chuyên viên kỹ thuật máy tính.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu nhân lực trước Tết Nguyên đán năm 2025 chủ yếu tập trung vào lao động đã qua đào tạo với 23.356 vị trí việc làm, chiếm 81,88% tổng nhu cầu.Các vị trí nổi bật bao gồm trưởng bộ phận kinh doanh, nhân viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên thiết kế nội thất, chuyên viên quản lý dự án xây dựng, chuyên viên QA/QC ngành may, lập trình viên, kỹ sư tự động hóa, nhân viên chế độ tiền lương - phúc lợi, và nhiều vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao khác.Ngoài ra, nhu cầu nhân lực cho lao động phổ thông cũng chiếm 18,12%, chủ yếu phục vụ các vị trí thời vụ hoặc công việc không đòi hỏi trình độ cao.Về mức lương và kinh nghiệm, nhu cầu nhân lực ở mức lương từ dưới 5 - 10 triệu đồng/tháng chiếm 36,14%, tập trung vào lao động phổ thông, nhân viên thời vụ và bán thời gian phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán. Đối với các vị trí này, yêu cầu kinh nghiệm dưới 1 năm chiếm 48,17%.Nhu cầu lao động với mức lương từ 10 - 20 triệu đồng/tháng chiếm 44,34%, chủ yếu là lao động có kinh nghiệm từ 2 năm - trên 5 năm, chiếm 51,83%, thường ở các vị trí có trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm nhất định.Nhu cầu lao động với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,52%, dành cho các vị trí yêu cầu trình độ cao, thâm niên và kỹ năng quản lý để xử lý các vấn đề phát sinh tại doanh nghiệp.Ngoài ra, theo trung tâm, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động trẻ trước Tết Nguyên đán 2025.Trong đó, nhu cầu tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi dưới 26, chiếm 42,82%, nhóm từ 27 - 35 tuổi, chiếm 29,77%, chủ yếu trong các ngành như dịch vụ vận tải - kho bãi, cơ khí - tự động hóa, y - dược, hành chính - văn phòng.Nhóm tuổi từ 36 - 50 chiếm 23,18%, với nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các ngành như kế toán, kiểm toán, luật và quản lý điều hành.Một số doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động từ 51 - 60 tuổi, chiếm 4,23%, chủ yếu trong các ngành dịch vụ vận tải và dịch vụ bảo vệ, với các vị trí như tài xế, điều hành vận tải, bảo vệ tại các cửa hàng nhỏ.